pinz pro
Chào mừng bạn đến với forum : snow.forumvi.net
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản , chỉ cần 30 s thôi .
Sau khi đăng ký bạn sẽ đọc được bài viết , tham gia post bài , rất thú vị phải không nào .. vây thi sao lai không đang ký nhanh đi
pinz pro
Chào mừng bạn đến với forum : snow.forumvi.net
Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé! Việc đăng kí rất đơn giản , chỉ cần 30 s thôi .
Sau khi đăng ký bạn sẽ đọc được bài viết , tham gia post bài , rất thú vị phải không nào .. vây thi sao lai không đang ký nhanh đi
pinz pro
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Đăng kýTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 22 người, vào ngày Thu Oct 07, 2021 11:44 am
Latest topics
» Nokia Logomanager-phần mềm tạo logo mạng
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeSun Dec 09, 2012 2:32 am by Admin

» Tô sắc hồng cho nhũ hoa
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeSat Jul 09, 2011 11:43 pm by Admin

» Cách Làm Clip Full Màn Hình Khi Xem Trên Điện Thoại
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeWed Jul 06, 2011 4:33 am by Admin

» Các cách làm STT độc đáo trên Y!M nè =)) (st)
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeTue Jul 05, 2011 11:28 pm by Admin

» Công cụ không thể thiếu cho teen đam mê ca hát
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeTue Jul 05, 2011 11:03 pm by Admin

» Thiếu nữ cởi đồ chụp ảnh tại vườn Bách Thảo
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeFri Apr 29, 2011 7:35 am by Admin

» Avatar 2 trong 1
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeTue Apr 26, 2011 5:24 am by Admin

» Chip iPhone 4G sẽ xuất hiện đầu năm 2012
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeSat Apr 23, 2011 7:25 am by Admin

» Sẽ có iPhone 4S trước iPhone5
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeSat Apr 23, 2011 7:23 am by Admin

» Khi nữ sinh tranh thủ thực tập để... lấy chồng
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeSat Apr 23, 2011 7:21 am by Admin

» Thiếu nữ áo ngủ’ gây náo động bến tàu điện ngầm
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeSat Apr 23, 2011 7:20 am by Admin

» Điều Tự Nhiên Nhất _ Phạm Quỳnh Anh
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeSat Apr 23, 2011 7:13 am by Admin


 

 “Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 206
Join date : 28/03/2011
Age : 33

“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Empty
Bài gửiTiêu đề: “Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen    “Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  Icon_minitimeThu Mar 31, 2011 6:21 am

“Hum ni là 14-2 đéy pà kon ạ, đư pợn na dwc twng hoa kua! Ko 1 fan twng hoa jo min nen thay zui zui…” - đó là ngôn ngữ mới đã trở thành “mốt” trên mạng chát, tin nhắn điện thoại của nhiều giới trẻ hiện nay.

Nghĩa của câu trên là “Hôm nay là 14/2 đấy bà con ạ, đã bạn nào được tặng hoa chưa! Có một người hâm mộ tăng hoa cho mình nên thấy vui vui”… được viết trên một diễn đàn của một nick name có tên “co_nang_ ngo_ngao”.

Hay như một nick name có tên “dang_yeu” tâm sự: “Ngoi` pun` hok bjk lem` je^`, vo^ tinh` nghj~ den' anh, hok bjk jo` nay` anh dang lam` j` ” (Ngồi buồn không biết làm gì, vô tình nghĩ đến anh, không biết giờ này anh đang làm gì).

“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  1%20%283%29

Giới tuổi teen thích thú với ngôn ngữ này (Ảnh: Internet)

Tìm hiểu xem ngôn ngữ này bắt nguồn từ đâu, có lợi hay có hại trong giới trẻ hiện nay, Dân trí đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Ngôn ngữ học Mai Xuân Huy, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam về vấn đề này.

Đó là quy luật tự nhiên của ngôn ngữ

Thưa ông, ông có thể “giải mã” xem ngôn ngữ chát này bắt nguồn từ đâu?

Vấn đề này tôi đã quan tâm từ vài ba năm trước đây. Ngôn ngữ chát, hay nói rộng ra, ngôn ngữ @ này là hiện tượng mới do giới tuổi teen hiện nay thường dùng. Ngôn ngữ này xuất hiện từ khi có sự bùng nổ của Internet đồng thời với sự thay đổi của xã hội, từ một xã hội khá bảo thủ sang một xã hội cởi mở. Đây là một hiện tượng bình thường của ngôn ngữ - xã hội, nó như là một quy luật tự nhiên. Xã hội cởi mở, dòng thông tin, lối sống phong cách phương Tây, phương Đông ồ ạt tràn vào Việt Nam. Giới trẻ là những người thích thú nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và làm ra cái mới của riêng họ, để thể hiện mình.

Về mặt ngôn ngữ học, ngôn ngữ @ luôn rất ngắn. Ví dụ: wá, wyển ( quá, quyển); wen (quen); wên (quên); iu (yêu); lun (luôn); bùn (buồn); bit k? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy) ; dc (được); ko,k (không); u (bạn, mày),v.v. Và rất mới như: chuối (dở hơi); khoai (khó); phở (đẹp đẽ,ngon lành); điên đảo (cực kì);vãi (kinh khủng); hack (siêu); hic (buồn), haha (vui).v.v.

Những hiện tượng đó có những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó. Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: xu hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Interrnet…và trong ngôn ngữ, đó chính là quy luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng phải nhượng bộ.

“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen  2%20%282%29

Ảnh chụp qua màn hình đoạn chat hội thoại của 2 bạn trẻ

Còn về mặt chủ quan thì giới tuổi teen muốn tìm sự khác biệt, mới lạ. Họ muốn khẳng định mình trước người lớn, để người lớn phải tôn trọng. Tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đã ăn sâu vào giới trẻ hiện nay.

Nhưng Internet thi chỉ có chủ yếu ở thành phố. Phải chăng, khi nông thôn hầu như chưa có Interrnet thì ngôn ngữ @ sẽ không xuất hiện?

Xin đừng quên rằng Internet và điện thoại di động đang lan truyền toàn cầu, từ thành thị tới thôn quê, thậm chí cả vùng sâu ,vùng xa nữa, nơi nào không có Interrnet thì đã có sóng điện thoại di động. Vì vậy ,giới trẻ có thể kết nối với nhau mọi lúc , mọi nơi, và họ học hỏi, cập nhật ngôn ngữ cho nhau rất nhanh.

Dư luận hiện nay cho rằng, ngôn ngữ này đang bóp méo tiếng Việt. Là nhà nghiên cứu ngôn ngữ , ông có lo ngại ngôn ngữ này sẽ lấn át ngôn ngữ chuẩn mực không?

Nếu mà nói một cách sòng phẳng thì đó là sự ô nhiễm ngôn ngữ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ @ đã đi quá giới hạn của tiếng Việt văn hóa, thậm chí tiếng Việt bình dân.

Tất nhiên, tôi có lo lắng một chút. Với tư cách một người nghiên cứu ngôn ngữ , cũng như nhiều người yêu tiếng Việt khác, tôi luôn mong muốn cho tiếng nước mình phát triển khỏe mạnh và trong sáng. Cái lo này dựa trên cả mặt cảm tính và lý tính. Cảm tính ở đây là lòng yêu nước, yêu tiếng Việt. Nhưng về mặt lý tính, chúng ta cũng nên nhìn nhận hiện tượng này một cách khách quan vì nó là một quy luật của xã hội và của cả ngôn ngữ nữa. Xã hội thay đổi thì ngôn ngữ cũng biến đổi, và đến lượt mình, ngôn ngữ cũng tác động trở lại cuộc sống.

Ngôn ngữ thú vị

Theo ông, chúng ta phải làm thế nào để “tẩy sạch” được ngôn ngữ @ để làm trong sáng tiếng Việt?

Chúng ta chỉ hạn chế, dung hòa và làm trung tính nó chứ không thể “tẩy sạch” được. Chúng ta không nên áp đặt tuyệt đối với giới trẻ được vì đó là quyền tự do cá nhân. Xã hội càng văn minh thì ta càng phải tôn trọng quyền tự do cá nhân. Chúng ta không nên can thiệp một cách thô bạo vào đời sống cá nhân được. Khi giới trẻ nói chuyện riêng với nhau bằng ngôn ngữ của riêng họ thì ta làm sao cấm được vì họ có nói cho đại chúng nghe đâu.

Ví dụ: Một người hay nói tục ở nhà nhưng khi đến cơ quan anh ta không nói tục nữa, mình cũng không cấm được người ta, trừ khi người nhà anh ta phản đối. Trong đời sống xã hội hiện nay, một số người còn cho rằng nói tục là hay, để xả tress. Nên hiểu nói tục là một hiện tượng ngôn ngữ - xã hội và ngành ngôn ngữ học cũng cần phải quan tâm. Nếu mình khẳng định việc nói tục trong xã hội không bao giờ hết thì ngôn ngữ @ của giới tuổi teen cũng không bao giờ hết được.

Tất nhiên, phải thấy rằng ngôn ngữ @ không phải tất cả là dở, và trong đó cũng chí có một số ít là tục thôi. Ngôn ngữ này ngày càng sáng tạo, nếu nghiên cứu, ta sẽ thấy nó vô cùng thú vị.

Ngôn ngữ cũng theo quy luật của nó, khi nó bị mòn đi thì cái mới xuất hiện. Trong khi đó ngôn ngữ @ này lại rất mới. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như chúng tôi nhiều khi không theo kịp được thực tế, vì mỗi ngày tuổi teen họ lại ngày phát minh ra nhiều cái mới. Chẳng hạn bây giờ teen còn chát với nhau trong mobi bằng các ký hiệu biểu tượng emoticons trong Yahoo chatroom, nhưng là các ký hiệu đánh máy và sáng tạo thêm những cái tương tự như: Sad buồn; Sad( khóc; Smile cười; Smile)))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; Mad yêu; :* hôn, v.v.

Nhưng cũng phải có biện pháp nào đó để ngăn chặn loại ngôn ngữ này xâm nhập vào tiếng Việt hiện nay của học sinh vì nếu dùng nhiều sẽ thành thói quen, khó bỏ?

Đúng vậy! Chúng ta cần khoanh vùng và quy định khu vực sử dụng của nó. Chẳng hạn, có thể cấm dùng ngôn ngữ chat trong phạm vi công cộng, trong các bài viết ở trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng như Tivi, đài, báo. Nó chỉ có thể được sử dụng trong giao tiếp giữa những người chat trong các chatroom trên internet. Chúng ta phải sửa bằng tư duy, sửa bằng ý thức công dân. Chúng ta cũng cần đưa ra các phân tích kèm theo các lời khuyên để học sinh hiểu và không nên lạm dụng nó.

Viết tắt trong tiếng Anh thường rất lành mạnh, ví dụ: ASAP - As Soon As Possible; ATB - All The Best; ATM - At The Moment; ; ATTN – Attention; BBN - Bye Bye Now;BBS - Be Back Soon; BF – Boyfriend hay2U ( to You) trong tên một bài hát rất nổi tiếng“ Nothing compares 2U”; v.v. còn ở tiếng Việt, viết tắt đôi khi không lành mạnh,tức là cẩu thả, tùy tiện, đánh đố người đọc, chẳng hạn như “2!” (Hi! - xin chào) là từ mượn tiếng Anh nhưng lại ghi âm và đọc kiểu Việt thành ra rất khó đoán biết. Nhất là khi người được chào đáp lại bằng một con số khác “3!” (Số 3 ở đây như một lời chào lại trong ngữ cảnh này, mặc dù nó không có nghĩa như vậy!).

Ở nước ta, hiện chưa có một đạo luật nào về ngôn ngữ như ở nhiều nước phát triển. Theo tôi, muốn khắc phục được tình trạng này thì gia đình và nhà trường phải kết hợp giáo dục và kiểm soát, nhưng quyết định hơn cả thì phải có một đạo luật cụ thể về tiếng Việt nằm trong Chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước .

Viện Ngôn ngữ học đã có nghiên cứu nào về vấn đề này chưa thưa ông?

Viện Ngôn ngữ học đã và đang triển khai các công trình nghiên cứu về Chính sách ngôn ngữ, trong đó có đề cập và tìm giải pháp cho loại ngôn ngữ @ này.

Xin cảm ơn ông!
Về Đầu Trang Go down
https://snow.forumvi.net
 
“Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Làm mặt nạ sáng da với chanh tươi
» Mẹo giữ chanh, hành lá tươi lâu
» Những "tuyên ngôn" gây sốc trên... người teen
» Cách kho cá cơm ngon
» Bí quyết luộc gà ngon và đẹp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
pinz pro :: Tin Tức :: Tin teen-
Chuyển đến